Khám phá tường tận quyền và nghĩa vụ khi đăng ký hộ kinh doanh

Đăng ký hộ kinh doanh được xem là cơ sở pháp lý cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ. Đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra đúng pháp luật. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký kinh doanh là điều kiện bắt buộc. 

Đặt tên đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?

Đặt tên hộ kinh doanh là một trong những thủ tục quan trọng khi đăng ký hộ kinh doanh. Căn cứ vào Nghị định 108/2018/NĐ-CP của chính phủ, Điều 73 quy định:

  • Hộ kinh doanh phải có tên gọi riêng. Tên riêng của bao gồm 2 thành tố: Loại hình “hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh.
  • Tên riêng phải được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Những chữ cái như F, J, Z, W thường kèm theo chữ số và ký hiệu
  • Tên riêng của hộ đăng ký không được trùng với tên của những hộ kinh doanh khác đã đăng ký.
  • Tên riêng không được sử dụng những từ ngữ hoặc ký hiệu vi phạm truyền thống, lịch sử, văn hóa. Không được vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục.
  • Tuyệt đối không được sử dụng những cụm từ như “công ty”, “doanh nghiệp” khi đặt tên

Quyền và nghĩa vụ khi đăng ký hộ kinh doanh

Quyền hộ kinh doanh

  • Các hộ kinh doanh có quyền đăng ký tự do kinh doanh trong những ngành nghề hợp pháp. Được chủ động lựa chọn địa điểm, ngành, nghề kinh doanh
  • Được chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và đối tác
  • Tuyển dụng, sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. Đảm bảo phù hợp với các quy định về số lượng lao động tối đa.
  • Có quyền từ chối việc yêu cầu cung cấp các nguồn lực không theo quy định pháp luật
  • Có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định
  • Có quyền tạm dừng các hoạt động kinh doanh hay chấm dứt hoạt động kinh doanh
  • Có quyền tham gia tố tụng và các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật…

Nghĩa vụ hộ kinh doanh

Khi đăng ký hộ kinh doanh, ngoài quyền lợi, hộ kinh doanh còn có các nghĩa vụ sau:

  • Không kinh doanh những ngành, nghề bị cấm
  • Phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề có điều kiện. Đảm bảo duy trì điều kiện này trong suốt quá trình hoạt động
  • Phải kê khai thuế, nộp thuế cùng các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động. Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa và dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký
  • Thực hiện kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh. Thay đổi nội dung, công khai thông tin, báo cáo nghĩa vụ khác theo quy định.
  • Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. …
  • Thực hiện đúng nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng…

Địa điểm đăng ký hộ kinh doanh ở đâu?

Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Nơi dặt địa điểm kinh doanh. Ngoài nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp, hộ kinh doanh có thể đăng ký trực tuyến. Đăng ký tại các trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh hoặc thành phố. Hồ sơ đăng ký được chuyển về phòng Tài chính – Kế hoạch để được xét duyệt hồ sơ. Các cơ quan đăng ký hộ kinh doanh tiếp nhận hồ sơ. Cấp chứng nhận đặng hộ kinh doanh trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Với những hồ sơ không hợp lệ, hết thời hạn làm việc 5 ngày. Cơ quan đăng ký sẽ thông báo rõ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập.

Nếu bạn còn gặp khó khăn trong việc đăng ký hộ kinh doanh. Hãy đồng hành ngay cùng dịch vụ  luat247 để giải quyết mọi vướng mắc.

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *