Du lịch xuân Đền Cửa Ông – Chùa Cái Bầu – Chùa Ba Vàng

Một hành trình với ba điểm đến du xuân được đông đảo du khách lựa chọn tại Quảng Ninh. Đó chính là Đền Cửa Ông – Chùa Cái Bầu – Chùa Ba Vàng. Tuyến điểm tâm linh nổi tiếng linh thiêng bậc nhất tại Quảng Ninh, được nhiều du khách hành hương trong các mùa lễ hội.

Xem thêm: > Minh Châu Quan Lạn

  • Đền Cửa Ông, Cẩm Phả:

Cách trung tâm thành phố Hạ Long 40km, một ngôi đền linh thiêng nổi tiếng thuộc phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh mang tên Cửa Ông. Đây chính là ngôi đền thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng là con trai của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, tại đây cũng thờ nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần. Với tổng diện tích ngôi đền lên đến trên 18.000ha, có thế “ Tọa sớn hướng hải”, hướng ra vịnh Bái Tử Long, phía sau đền là thung lũng, hội tụ nhiều lợi thế phong thủy.

Khu vực đền Cửa Ông trước kia có tên khác là Cửa Suốt, khi xưa đây chính là nơi mà Trần Quốc Tảng đóng quân bảo vệ biên giới biển, có nhiều công lớn đặc biệt là trong 2 trận kháng chiến chống quân Nguyên – Mông năm 1285 và 1288. Ông qua đời năm 1313, nhân dân địa phương tâu lên vua Trần Anh Tông để xây dựng đền thờ ông, được vua đồng ý và nhà vua cũng chu cấp tiền để lập miếu tế lễ. Ngôi đền có lịch sử hơn 700 năm nhưng được tu sửa mới lại năm 2017.

Thời phong kiến, ngôi đền không được uy nghi, chỉ vỏn vẹn một cái am nhỏ đặt dưới gốc cây cổ thụ và có tên là miếu Đức Ông. Đến thời Pháp thuộc ngôi đền được xây dựng kiên cố hơn, kiến trúc ngôi đền chia làm ba khu chính: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Thời kỳ chiến tranh, mỹ đã đánh bom phá hủy khu đền Hạ và đền Trung, chỉ còn đền Thượng tồn tại. Hiện nay các khu được xây dựng lại và lăng thờ Trần Quốc Tảng được đặt ngay sau đền Thượng.

Xem thêm: > Du lịch đền Cửa Ông – Chùa Cái Bầu

  • Chùa Cái Bầu, Vân Đồn:

Chùa Cái Bầu còn có tên gọi khác là “ Thiền Viện Trúc Lam Giác Tâm”, tọa lạc tại vị trí thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Chùa Cái Bầu nằm cách xa khu dân cư, có địa thế rất đẹp, hướng mặt ra vịnh Bái Tử Long, tựa lưng vào núi rất uy nghi. Với tổng diện tích lên đến 20ha, chùa Cái Bầu nổi bật với một số công trình như: Thiền viện – Chánh điện có diện tích 6.000m2 bao gồm 2 tầng, tầng tên thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, tầng dưới là công trình nhà thờ tổ, thở các vị sư tổ. Ngoài ra còn có cổng tam quan, lầu chuông, nhà khách chư tăng – chư ni, thất đường trụ trì, thiền đường và đặc biệt là tượng Phật cao 50m trên đỉnh núi sau ngôi chùa.

Chùa Cái Bầu hay Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm, thực chất là được xây dựng trên nền ngôi chùa Phúc Linh Tự. Theo sử sách ghi chép chùa Phúc Linh Tự có từ thời nhà Trần cách đây hơn 700 năm trước, nơi đây đã chứng kiến nhiều cuộc chiến lịch sử của đất nước ta. Vào ngày 15/12/2009 ngôi chùa Cái Bầu chính thức được khánh thành sau 2 năm xây dựng. Tổng chi phí đầu tư xây dựng chùa là 24 tỷ đồng.

  • Chùa Ba Vàng, Uông Bí:

Chùa Ba Vàng còn có tên gọi khác là Bảo Quang Tự, ngôi chùa nằm tại vị trí lưng chừng núi Thành Đẳng, phường Quang Trung, thành phố Uống Bí, địa phận tỉnh Quảng Ninh. Trụ trì chùa Ba Vàng là Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trước kia ngài thuộc Hệ phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, năm 2007 ngài được nhân dân địa phương thỉnh về làm trụ trì chùa Ba Vàng. Ngôi chùa có đến 500 tỷ tiền công đức, và có kỷ lục Việt Nam  là ngôi chùa có tòa chính điện lớn nhất trên núi vào năm 2014.

Xem thêm: > tour du lịch chùa Ba Vàng

Theo như ghi chép lại được khắc ghi trên một cây hương đá ngay trước cửa chùa, thì ngôi chùa xưa kia được xây dựng vào năm Ất Dậu, dưới triều đại vua Lê Dụ Tông và tên tuổi của Ngài là Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác được gắn liền với ngôi chùa. Nhưng các nhà khảo cổ học cho biết, dựa trên những dấu tích còn để lại thì còn có thể ngôi chùa được xây dựng thời nhà Trần. Vì vậy mà hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác ngôi chùa đã được xây dựng chính thức thời điểm nào.

Tại chùa Bà Vàng hiện nay còn lưu giữ lại một số hiện vật quý giá, đáng chú ý còn sót lại cách đây rất nhiều năm như: bia đá, rùa đá và 1 cây hương bằng đá. Cây hương đá hiện nay còn nhìn được các chữ: Bảo Quang Tự, Thành Đẳng Sơn, Thiên đài trụ nghĩa là trụ đài đá chùa Bảo Quang trên núi Thành Đằng.

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *