60.000 du học sinh: Nguồn nhân lực tương lai
Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, hiện có khoảng 60.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài. Ngày càng có nhiều người nộp đơn xin theo học tại các trường ĐH ở Mỹ, Úc, New Zealand, Anh, Singapore, Trung Quốc… Nhiều sinh viên cho biết họ muốn có được bằng cấp của nước ngoài để giành ưu thế khi tìm kiếm công việc ở Việt Nam cũng như tìm cơ hội ở nước ngoài
Trong số 60.000du học sinh Việt Nam hiện nay, ngoại trừ khoảng hơn 4.000 người họcbằng ngân sách Nhà nước theo đề án 322, vài ngàn người theo học bằngcác học bổng Chính phủ, theo Hiệp định xử lý nợ với CHLB Nga, học bổngcủa các tổ chức phi chính phủ, các trường ĐH, số còn lại đi học bằngcon đường tự túc.
Khuyến khích du học nước ngoài
Lý giải về số họcsinh Việt Nam đi du học ngày càng nhiều, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Vụtrưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Bộ GD-ĐT, khẳng định chính sách của Chínhphủ Việt Nam luôn khuyến khích học sinh Việt Nam du học, vì đây sẽ lànguồn nhân lực chất lượng cho đất nước. Học sinh Việt Nam luôn đượcđánh giá là thông minh, có ưu thế về các môn toán, khoa học tự nhiên,nhưng do trong nước thiếu trường lớp nên muốn phát triển cao chỉ có conđường tốt nhất là du học.
Họcbổng du học hiện nay có rất nhiều nguồn, bao gồm học bổng bằng ngânsách Nhà nước; học bổng song phương, Chính phủ Việt Nam ký với các nướckhác: với Nga (250 suất/năm), Trung Quốc (30 suất/năm), Úc (150suất/năm); học bổng quốc tế; học bổng do các trường ĐH tự khai thác vớicác đối tác nước ngoài, đối tác có chương trình hợp tác. Thống kê của BộGD-ĐT, Trung Quốc là nước đứng đầu về số lượng du học sinh Việt Namđăng ký theo học với khoảng 10.000 du học sinh; tiếp đến là Úc và Mỹvới khoảng 8.500 – 9.000 du học sinh, Singapore 4.500 du học sinh. Cácnước còn lại có khoảng 1.500-2.000 du học sinh theo học. |
GS Trương NguyênTrân, Giám đốc khảo thí của ĐH Bách khoa Paris, người được coi là chiếccầu nối đưa hàng trăm sinh viên tài năng của Việt Nam đi đào tạo ở nướcngoài, cho rằng có thể còn hơi sớm, nhưng những thành tích đầu tiên củacác sinh viên Việt Nam cho thấy họ là một nguồn nhân lực cao quan trọngsau này có thể giúp Việt Nam nhiều trong việc xây dựng đất nước.
Một lý do quantrọng nữa khiến số lượng học sinh Việt Nam chọn con đường du học ngàycàng nhiều chính là vì các nước phát triển luôn khuyến khích và tạođiều kiện làm việc cho những sinh viên có trình độ. Ví dụ, Úc sẵn sàngcấp giấy phép ở lại làm việc cho công dân Việt Nam có trình độ cao,Singapore cũng đồng ý cho du học sinh ở lại sau khi tốt nghiệp nếu đượcmột công ty nào đó tiếp nhận… Nhiều quốc gia khác như Trung Quốc haymột số nước châu Âu cấp visa cho du học sinh khá dễ dàng.
Và đặc biệt, theoông Nguyễn Ngọc Hùng, đời sống người dân ngày một khá lên, nhiều giađình khá giả muốn con mình được tiếp nhận một nền giáo dục tiên tiếnnên sẵn sàng chấp nhận đầu tư cho con đi học, thậm chí là phải vaymượn. PGS-TS Trần Quốc Thành, Trưởng khoa Tâm lý giáo dục – Trường ĐHSư phạm Hà Nội, cho biết rất nhiều bạn bè của ông cho con đi học nướcngoài từ bậc THPT với hy vọng con mình sớm hòa nhập, học tiếng Anh tốtvà giành được học bổng ở những bậc học tiếp theo.
Sự lựa chọn mới
Khi phong trào duhọc bắt đầu phát triển vào những năm 1997-1998, Anh, Pháp, Mỹ là nhữngquốc gia được du học sinh Việt Nam lựa chọn nhiều nhất. Thế nhưng hiệnnay, thị trường du học đã thay đổi nhiều với những cái tên Úc, NewZealand, Anh, Mỹ, Singapore, Thụy Sĩ. Ông Nguyễn Đăng Hiển, Giám đốcCông ty Du học toàn cầu ASCI, Hà Nội, cho biết nếu ở TPHCM, học sinhthích chọn các trường của Mỹ, Singapore, Úc thì ở Hà Nội, xu hướng lạinhắm vào các trường của Anh, Úc, Mỹ, Thụy Sĩ, Trung Quốc. Nếu thế mạnhcủa du học Trung Quốc là các ngành y học cổ truyền, học phí và sinhhoạt phí đều rẻ thì Thụy Sĩ lại được nhiều du học sinh lựa chọn vìngành quản trị du lịch khách sạn rất phát triển. Trong khi đó, việc duhọc tại Singapore lại rất dễ dàng với chi phí phải chăng (từ 300 triệuđến 400 triệu đồng cho một khóa đào tạo thạc sĩ)…
Theo Bộ GD-ĐT,trong tổng số 2.684 lưu học sinh được tuyển chọn đi học tại 30 nước củađề án 322 từ năm 2000 đến 2007, số lượng được gửi đi đào tạo nhiều nhấtlà ở Nga (496 người), tiếp đó là Úc (357 người) và Mỹ (334 người),chiếm tỉ lệ cao nhất là các ngành khoa học kỹ thuật (41,49%), khoa họctự nhiên (14,55%), quản lý kinh tế (14,42%)… Trong giai đoạn 2 đề án322 (kéo dài từ năm 2006 và kết thúc vào năm 2014 với kinh phí dự kiếnlà 260 tỉ đồng/năm), từ nay đến năm 2010, mỗi năm Bộ GD-ĐT sẽ cấp 400suất học bổng, trong đó 50% là để đào tạo bậc tiến sĩ tại các nước tiêntiến như: Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Liên bang Nga, Úc, NewZealand, Nhật Bản, Hàn Quốc. Những ngành nghề được ưu tiên đào tạo baogồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, côngnghệ nano, công nghệ cao…
Ông Nguyễn XuânVang, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài Bộ GD-ĐT, cho biết thờigian tới, 25 sinh viên tham gia các kỳ thi Olympic quốc tế 2008 sẽ đượcxét tuyển đi học nước ngoài, trong đó sinh viên đạt huy chương vàngđược ưu tiên chọn các trường hàng đầu thế giới. 30 sinh viên thủ khoacác khối thi của các trường ĐH và 5 sinh viên là thủ khoa tốt nghiệpTHPT cũng được đi du học để bổ sung vào nguồn nhân lực chất lượng caotrong tương lai.
Thu hút nguồn nhân lực cao
Trong khi 100% sốlưu học sinh được cử đi học bằng đề án 322 đều về nước làm việc (theokết quả khảo sát của đề án 322, 42% số người về nước cho biết đã đượctăng lương, 25% được đề bạt, giao nhiệm vụ quan trọng hơn), thì số duhọc sinh đi học theo con đường tự túc trở về không nhiều. Theo ôngNguyễn Đăng Hiển, khảo sát cho thấy có tới 60%-70% du học sinh Việt Namtiếp tục ở nước ngoài sau khi học xong để học tiếp hoặc tìm được nhữngcơ hội làm việc ở nước sở tại. Ông Hiển cho rằng với số lượng du họcsinh trở về ít ỏi như vậy, ta đang mất đi một nguồn chất xám lớn. Tuynhiên, GS Trương Nguyên Trân lại có quan điểm ngược lại. Theo GS Trân,với điều kiện làm việc, nghiên cứu khoa học còn hạn chế như ở Việt Nam,việc các lưu học sinh tiếp tục học tập, nghiên cứu nâng cao ở nướcngoài để có các công trình lớn, sau đó sẽ về Việt Nam cũng là một hìnhthức cống hiến cho đất nước. GS Trân ví dụ, Ngô Đắc Tuấn (sinh viên ĐHQuốc gia Hà Nội khóa 1997), sau khi tốt nghiệp thủ khoa TrườngPolytechnique và lấy bằng tiến sĩ đã thành công rực rỡ trong việcnghiên cứu và có một địa vị trong Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốcgia Pháp. Nguyễn Hoài Minh đã lấy bằng tiến sĩ toán học và sẽ tiếp tụccông trình khảo cứu ở Hoa Kỳ tại Đại học Rutgers và Viện Institute forAdvanced Study ở Princeton (Mỹ). Trường hợp của Ngô Đức Thành (sinhviên ĐH Quốc gia Hà Nội, khóa 1998), theo GS Trân, là một trường hợpđặc biệt mà nhiều du học sinh khác cần coi như một tấm gương. Sau khilàm luận án tiến sĩ xuất sắc ở Pháp, Thành đã đến làm việc tại ĐHTokyo, ngành vật lý địa cầu và đạt được nhiều kết quả tốt. Sau khi đượcmời ở lại Nhật thêm 5 năm, anh từ chối và quyết định về Việt Nam phụcvụ đất nước.
Nhiều du học sinh thành danh NguyễnChí Hiếu, tốt nghiệp ngành kinh tế Học viện Kinh tế, chính trị London(LSE – Anh), nay tiếp tục lấy bằng tiến sĩ tại ĐH Stanford (Mỹ). Hiếutừng là thủ khoa trường LSE, 3 lần được vinh danh tại Anh và là mộttrong 100 sinh viên giỏi nhất thế giới năm 2006Theođánh giá của GS Trương Nguyên Trân, rất nhiều sinh viên Việt Nam du họctại nước ngoài đã đạt được những thành tích xuất sắc và là nguồn nhânlực cao quý giá của đất nước.Trongsố này, có thể kể đến Đỗ Quốc Anh, sau khi đã tốt nghiệp xuất sắcTrường Polytechnique (Pháp), đã theo học ngành kinh tế tại Đại họcHarvard.Rấtnhiều sinh viên khác, sau khi hoàn thành chương trình cử nhân tại Phápcũng đã tiếp tục chọn con đường học tập tại Mỹ như Nguyễn Thái Hà họctoán ứng dụng tại Đại học Illinois, Lương Tuấn Anh học kinh tế ở Đạihọc Princeton, Cao Vũ Dân học kinh tế tại MIT, Vũ Việt Anh học toán họcở Đại học Columbia, Trần Văn Xuân học cơ học ở Đại học Michigan, LêThái Hoàng học toán học ở UCLA và Nguyễn Bình Minh học về vật lý ở Đạihọc Northwestern…Mộtsố sinh viên khác đã làm xong luận án tiến sĩ ở Pháp như Ngô Đức Thành,Ngô Đức Duy về toán học, Nguyễn Đức Trung Kiên và Nguyễn Đức Phương vềvật lý, Bùi Văn Điệp và Đào Thiện Hải về vật lý ứng dụng… |
Hoàng Quốc